CÓ NÊN TỰ VỆ SINH MÁY LẠNH TẠI NHÀ KHÔNG
17:17:15 - 12/01/2023
Máy lạnh, điều hòa sau một thời gian sử dụng sẽ có rất nhiều bụi bẩn bám vào khiến cho máy lạnh không lạnh; hay luồng khí thoát ra bị ô nhiễm, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng. Thậm chí, trong một số trường hợp, bụi bẩn còn còn làm hỏng cục nóng giải nhiệt bên trong máy hoặc làm cho cục lạnh không thể trao đổi nhiệt. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng quá lạnh và làm hơi nước bị ngưng tụ, máy lạnh bị chảy nước. Do đó, theo các chuyên gia, mỗi năm chúng ta cần phải vệ sinh máy lạnh ít nhất 2 lần để đảm bảo các chứng năng sử dụng của máy hoạt động một các tốt nhất.
Máy lạnh, điều hòa sau một thời gian sử dụng sẽ có rất nhiều bụi bẩn bám vào khiến cho máy lạnh không lạnh; hay luồng khí thoát ra bị ô nhiễm, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng. Thậm chí, trong một số trường hợp, bụi bẩn còn còn làm hỏng cục nóng giải nhiệt bên trong máy hoặc làm cho cục lạnh không thể trao đổi nhiệt. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng quá lạnh và làm hơi nước bị ngưng tụ, máy lạnh bị chảy nước. Do đó, theo các chuyên gia, mỗi năm chúng ta cần phải vệ sinh máy lạnh ít nhất 2 lần để đảm bảo các chứng năng sử dụng của máy hoạt động một các tốt nhất.
Vệ sinh máy lạnh sẽ trở nên đơn giản hơn khi bạn nắm rõ quy trình hướng dẫn các bước vệ sinh máy lạnh dưới đây để đạt kết quả tốt nhất:
Bước 1: Ngắt tất cả các nguồn điện kết nối và cung cấp điện cho máy lạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện vệ sinh.
+ Tiếp đó, bạn sử dụng chiếc túi bọc chuyên dụng có miệng túi đủ rộng để bao bọc và hứng lượng nước và bụi bẩn rơi xuống trong quá trình vệ sinh.
+ Thực hiện kiểm tra cục nóng và cục lạnh ở bên trong và bên ngoài nhà để chắc chắn không có dị vật ở bên trong máy như là xác côn trùng chết...
Bước 2 : Dùng tay ấn nhẹ các các chốt bên ngoài vỏ máy để tháo bộ lọc không khí trong máy lạnh ra. Sau đó, đem ngâm bộ lọc vào chậu nước lớn và dùng bàn chải để cọ rửa bộ lọc cho hết sạch bụi bẩn. Xong xuôi, để chúng khô ráo hết nước trước khi lắp đặt lại vào máy.
Bước 3 : Đối với hệ thống bảo vệ bên ngoài cánh quạt và lốc máy, bạn cũng cần làm sạch chúng để loại bỏ các dị vật. Ở bước này, hãy sử dụng dung dịch vệ sinh máy lạnh chuyên dụng (có thể mua loại bình xịt Coil Cleaner). Chất tẩy rửa này có chứa kiềm được điều chế để dễ dàng tẩy rửa các lá nhôm tản nhiệt.
+ Bắt đầu với việc xịt nhẹ dung dịch vào giữa các lá kim loại (lưu ý tránh xịt vào các bo mạch điện tử). Nếu có máy xịt nước tự động thì thao tác làm sạch dễ dàng hơn. Hoặc không, bạn có thể sử dụng bình xịt nhỏ và xịt nhiều lần để làm sạch.
+ Tiếp đó để yên trong vòng 10-20 phút cho dung dịch ngấm vào và phát huy tác dụng rồi bạn dùng khăn ẩm lau lại các lưỡi quay.
Bước 4 : Dùng khăn khô lau sạch các bộ phận như vỏ máy, sau đó lắp đặt lại bộ lọc và nắp che của máy vào vị trí như ban đầu.
Bước 5 : Khởi động lại máy lạnh và khi thấy máy chạy êm, không có tiếng động lạ thì có thể tháo túi chắn bụi. Khi đó, máy lạnh của bạn đã sạch bóng từ trong ra ngoài rồi đấy!
3. NHỮNG LƯU Ý KHI VỆ SINH MÁY LẠNH TẠI NHÀ
Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình vệ sinh máy lạnh tại nhà, bạn cần nắm rõ các quy tắc sau:
+ Hạn chế sử dụng lực phun nước mạnh ở những chỗ có bảng mạch điện tử (thường nằm trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch.
+ Không nên để dàn lạnh tiếp xúc trực tiếp lâu ngày dưới ánh sáng mặt trời hay mưa gió sẽ làm hư hỏng các bo mạch.
+ Không nên để dàn lạnh tiếp xúc trực tiếp lâu ngày dưới ánh sáng mặt trời hay mưa gió sẽ làm hư hỏng các bo mạch.
+ Khi vệ sinh máy lạnh, hãy luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu, với cả việc leo trèo, tháo dỡ các bộ phận máy lạnh ở trên cao.
+ Như vậy, đối với việc vệ sinh máy lạnh ở mức cơ bản như tháo và làm sạch lưới lọc thì bạn có thể tự làm ở nhà. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mình không đủ tự tin để thực hiện công việc này, vẫn có thể liên hệ với nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp để nhận được hỗ trợ để chắc chắn không có mất kỳ sai sót nào trong quá trình vệ sinh, rửa máy lạnh.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết